Bài đăng

Tại Sao Thức Khuya Lại Thâm Mắt?

Hình ảnh
Công việc của bạn đòi hỏi phải thức khuya và ngày mới bạn chào đón những quầng thâm trên khuôn mặt. Quầng thâm làm cho đôi mắt bạn trông kém hấp dẫn  và giảm sự tự tin. Vậy quầng thâm xuất hiện do đâu? Nguyên nhân: Vùng da dưới mắt rất mỏng và dễ bị tổn thương do đó khi mí mắt bị căng thẳng lâu dài, dẫn đến những mạch máu nhỏ ở phần da quầng mắt giãn nở, làm ứ huyết. Các tổ chức dưới da của quầng mắt bị chùng lỏng, các mạch máu ứ huyết nhiều, máu không lưu thông, cộng thêm da quầng mắt rất mỏng, do đó ở quầng mắt xuất hiện vầng xanh xám. - Di truyền: Có rất nhiều người có làn da dưới mắt mỏng với nhiều mạch máu nhỏ. Điều này khiến chúng bị sẫm màu hơn bình thường. Thêm vào đó, yếu tố di truyền cũng khiến cho vùng da dưới mắt dễ bị tổn thương do các tác động trong cuộc sống. - Mệt mỏi: Nếu bạn để cơ thể mệt mỏi, đặc biệt là thiếu ngủ thì chắc chắn mắt bạn khó tránh khỏi tình trạng thâm quầng. Ngủ không đủ giấc làm máu không được lưu thông, thiếu oxy, da không được cung

Đau cổ tay sau sinh.

Hình ảnh
Đau cổ tay sau khi sinh là hiện tượng thường gặp nhất ở các bà mẹ sau khi sinh con, hiện tượng này gây khó chịu và làm cản trở công việc chăm sóc con cái và sinh hoạt, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau cổ tay sau khi sinh. Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay, ngón tay sau sinh  Sau khi sinh, cơ thể người mẹ bị thiếu hụt canxi và vitamin B12 gây cản trở chức năng và hoạt động của dây thần kinh ngoại vi dẫn đến tê nhức hay đau nhức khớp cổ tay, ngón tay. Sau quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ bị suy yếu hơn bình thường nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Khi thời tiết thay đổi, chuyển sang mùa lạnh, vùng cổ tay và ngón tay của người mẹ có thể bị co cứng và đau mỏi do cơ thể nhiễm lạnh tổn thương đến dây thần kinh cánh tay. Người mẹ mắc phải hội chứng De Quervain, thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay mãn kinh. Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm sưng bao gân duỗi, dạng ngón cái nằm sát xương quay vùng cổ tay gây đau

Viêm họng, nên ăn gì và kiêng gì?

Hình ảnh
Khi bị viêm họng, nên dùng các loại thực phẩm làm dịu và chữa lành tổn thương vùng họng. Cần tránh những thực phẩm khó nuốt hoặc gây kích ứng họng. Viêm họng thường do lạnh và virus cúm gây ra. Ngoài can thiệp thuốc men và các biện pháp điều trị y tế khác, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh viêm họng. Một chế độ ăn uống phòng và chữa viêm họng nên bao gồm các loại thực phẩm làm dịu và giúp chữa lành các thương tổn vùng họng - và kiêng các loại thực phẩm gây kích ứng họng hoặc khó nuốt. Thực phẩm nên dùng Mật ong là thực phẩm làm dịu viêm và đau họng. Mật ong cũng có tính chất kháng khuẩn, giúp chữa lành viêm họng. Nên nhấm nháp nước chanh hoặc trà trộn với một thìa mật ong, ngậm trong miệng và nuốt từ từ để làm dịu cổ họng. Khi bị viêm họng, nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt, như chuối, táo, sữa chua và sữa trứng, ngũ cốc nấu chín, súp và nước canh. Trong các loại thực phẩm, súp gà hoặc canh gà đã được coi là một phương thuốc hiệu quả

Bài thuốc trị cảm mạo.

Hình ảnh
Cảm mạo gặp vào mùa đông. Mùa đông hàn tà nhiều và chính khí thường kém. Phong hàn xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn. Người bệnh có biểu hiện: sốt ít, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức. Phương pháp chữa: Phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc sau: Bài 1 : Hương tô tán: hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3 - 5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn. Bài 2 : Ma hoàng thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cảm thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió